1. Mách lẻo là xấu
Nhiều cha mẹ thường nhắc con rằng: "Con đừng đi mách lẻo" và họ thực sự tin rằng đây là hành vi tốt. Tuy nhiên, theo các nhà tâm lý học, việc trẻ không nói về những vấn đề chúng gặp phải ở trường; chẳng hạn như chuyện bị lạm dụng, bị bắt nạt... vì sợ bị dán nhãn là "kẻ hớt lẻo" thực tế không phải điều đáng hoan nghênh. Người lớn nên
dạy con
chia sẻ về các tình huống không công bằng, ủng hộ những đứa trẻ dám nói cho cha mẹ, giáo viên để giải quyết vấn đề.2. Không nên thể hiện cảm xúc tiêu cực
Hầu hết các bậc cha mẹ đều không muốn nhìn thấy con mình khóc lóc, tức giận hay ném đồ chơi. . Đó là lý do vì sao họ thường hét lên với trẻ: "Đừng khóc nữa" hay "Nín ngay " thay vì tìm ra nguồn gốc vấn đề. Cách phản ứng này hoàn toàn không được khuyên dùng bởi mọi cảm xúc tiêu cực của con người cần được giải phóng để không gây áp lực hệ thần kinh. Đây là nền tảng của sức khỏe tâm lý. Khả năng thể hiện cảm xúc tiêu cực là một điều mà người lớn cần có và sẽ hữu ích cho con bạn trong tương lai.3. Muốn con phải được lòng tất cả mọi người
Mọi cha mẹ mong con sống hòa thuận với mọi người. Họ không muốn nghe những lời xúc phạm, cãi vã giữa con cái với bạn bè. Họ có thể sẽ bắt con phải "tốt với tất cả mọi người". Tất nhiên, việc sống chan hòa với mọi người rất quan trọng. Nhưng đừng bắt trẻ làm hài lòng tất cả mọi người, bởi để được người khác yêu thích, đôi khi trẻ sẽ phải hy sinh lợi ích và mục tiêu cá nhân.4. Không học giỏi sẽ không có công việc tốt khi lớn lên
Nhiều bậc cha mẹ tin rằng sự thành công của con mình trong trường học sẽ quyết định tới sự thành công khi trưởng thành. Không phủ nhận vai trò lớn của giáo dục với một con người nhưng nó không phải là yếu tố duy nhất để thành công. Giáo sư Howard Gardner của Đại học Harvard đã phát hiện 7 kiểu thông minh và tin rằng bài kiểm tra IQ chỉ xác định được mức độ logic, và không xác định được những thông minh khác như thông minh cảm nhận không gian, thông minh cử động cơ thể, thông minh âm nhạc,... Một số nghiên cứu chứng minh rằng trí thông minh cảm xúc đóng vai trò rất lớn trong sự thành công của một người khi lớn lên.5. Trẻ nên có những dụng cụ và đồ chơi đắt tiền, hiện đại
Các chuyên gia tin rằng các bậc phụ huynh đang tiêu nhiều tiền hơn cần thiết cho trẻ. Cha mẹ nên cân nhắc liệu món đồ mua cho trẻ có thực sự cần thiết. Có thể đây là cách họ đang cố gắng dành cho trẻ những thứ bản thân họ không có khi còn nhỏ, hoặc họ đang cố an ủi bản thân vì những sai lầm mà họ mắc phải. Tiết kiệm tiền nuôi dạy trẻ không biến họ thành người cha, người mẹ tồi tệ. Ngược lại, cha mẹ có lối sống tiết kiệm có thể trở thành một tấm gương tốt cho trẻ noi theo và dạy trẻ cách kiềm chế tiêu tiền cho những món đồ vô tác dụng.6. Hình phạt có nghĩa là trẻ phải mất một cái gì đó
Nhiều bậc phụ huynh thường lấy đi món đồ yêu thích của trẻ để phạt và sau đó là tha thứ cho trẻ luôn. Và hành vi phạt này thường phụ thuộc vào tâm trạng của cha mẹ. Các nhà tâm lý học khẳng định hình thức phạt trẻ bằng cách tước đoạt thứ gì đó của trẻ không đem lại hiệu quả như nhiều phụ huynh mong đợi. Tước đi cái con yêu thích hoặc cắt giảm thời gian chơi với bạn của con không dạy cho con điều gì tốt đẹp. Ngược lại, đứa trẻ sẽ hiểu rằng một người có quyền lực có thể làm bất cứ điều gì họ muốn.7. Lúc nào cũng sợ con buồn chán
"Tôi không muốn con buồn chán", đó là cách nghĩ của nhiều cha mẹ khi cho con tham gia các lớp ngoại khóa, mua đồ chơi trí tuệ cho con. Họ muốn chắc rằng con không có một phút nào buồn chán. Những cha mẹ này đang sai lầm vì họ cho rằng nhiệm vụ quan trọng nhất của mình là để cho con luôn được giải trí. Tuy nhiên các chuyên gia tâm lý cho rằng trẻ con sẽ không thể học được cách ở một mình nếu cha mẹ không cho chúng cơ hội.8. Trẻ phải chia sẻ đồ chơi của mình
Nhiều cha mẹ tin rằng con cần được dạy cách sẻ chia, nhường nhịn. Đó là sai lầm. Trẻ em bị bắt ép phải nhường nhịn thứ gì đó sẽ không thực sự muốn sẻ chia. Ngược lại, chúng trở nên keo kiệt, tằn tiện hơn. Các nhà tâm lý học khuyên bạn nên đặt mình vào vị trí này. Bạn có muốn chia sẻ đồ đạc cá nhân của mình với một người bạn hầu như không biết không? Bạn sẽ sẽ cởi chiếc áo bạn yêu thích cho người hàng xóm chỉ vì anh ta thích nó? Nếu câu trả lời của bạn là "Không" thì bạn đã biết mình nên dạy con như thế nào.
Nhiều cha mẹ thường nhắc con rằng: "Con đừng đi mách lẻo" và họ thực sự tin rằng đây là hành vi tốt. Tuy nhiên, theo các nhà tâm lý học, việc trẻ không nói về những vấn đề chúng gặp phải ở trường; chẳng hạn như chuyện bị lạm dụng, bị bắt nạt... vì sợ bị dán nhãn là "kẻ hớt lẻo" thực tế không phải điều đáng hoan nghênh. Người lớn nên dạy con chia sẻ về các tình huống không công bằng, ủng hộ những đứa trẻ dám nói cho cha mẹ, giáo viên để giải quyết vấn đề.
Hầu hết các bậc cha mẹ đều không muốn nhìn thấy con mình khóc lóc, tức giận hay ném đồ chơi. . Đó là lý do vì sao họ thường hét lên với trẻ: "Đừng khóc nữa" hay "Nín ngay " thay vì tìm ra nguồn gốc vấn đề. Cách phản ứng này hoàn toàn không được khuyên dùng bởi mọi cảm xúc tiêu cực của con người cần được giải phóng để không gây áp lực hệ thần kinh. Đây là nền tảng của sức khỏe tâm lý. Khả năng thể hiện cảm xúc tiêu cực là một điều mà người lớn cần có và sẽ hữu ích cho con bạn trong tương lai.
Mọi cha mẹ mong con sống hòa thuận với mọi người. Họ không muốn nghe những lời xúc phạm, cãi vã giữa con cái với bạn bè. Họ có thể sẽ bắt con phải "tốt với tất cả mọi người". Tất nhiên, việc sống chan hòa với mọi người rất quan trọng. Nhưng đừng bắt trẻ làm hài lòng tất cả mọi người, bởi để được người khác yêu thích, đôi khi trẻ sẽ phải hy sinh lợi ích và mục tiêu cá nhân.
Nhiều bậc cha mẹ tin rằng sự thành công của con mình trong trường học sẽ quyết định tới sự thành công khi trưởng thành. Không phủ nhận vai trò lớn của giáo dục với một con người nhưng nó không phải là yếu tố duy nhất để thành công. Giáo sư Howard Gardner của Đại học Harvard đã phát hiện 7 kiểu thông minh và tin rằng bài kiểm tra IQ chỉ xác định được mức độ logic, và không xác định được những thông minh khác như thông minh cảm nhận không gian, thông minh cử động cơ thể, thông minh âm nhạc,... Một số nghiên cứu chứng minh rằng trí thông minh cảm xúc đóng vai trò rất lớn trong sự thành công của một người khi lớn lên.
Các chuyên gia tin rằng các bậc phụ huynh đang tiêu nhiều tiền hơn cần thiết cho trẻ. Cha mẹ nên cân nhắc liệu món đồ mua cho trẻ có thực sự cần thiết. Có thể đây là cách họ đang cố gắng dành cho trẻ những thứ bản thân họ không có khi còn nhỏ, hoặc họ đang cố an ủi bản thân vì những sai lầm mà họ mắc phải. Tiết kiệm tiền nuôi dạy trẻ không biến họ thành người cha, người mẹ tồi tệ. Ngược lại, cha mẹ có lối sống tiết kiệm có thể trở thành một tấm gương tốt cho trẻ noi theo và dạy trẻ cách kiềm chế tiêu tiền cho những món đồ vô tác dụng.
Nhiều bậc phụ huynh thường lấy đi món đồ yêu thích của trẻ để phạt và sau đó là tha thứ cho trẻ luôn. Và hành vi phạt này thường phụ thuộc vào tâm trạng của cha mẹ. Các nhà tâm lý học khẳng định hình thức phạt trẻ bằng cách tước đoạt thứ gì đó của trẻ không đem lại hiệu quả như nhiều phụ huynh mong đợi. Tước đi cái con yêu thích hoặc cắt giảm thời gian chơi với bạn của con không dạy cho con điều gì tốt đẹp. Ngược lại, đứa trẻ sẽ hiểu rằng một người có quyền lực có thể làm bất cứ điều gì họ muốn.
"Tôi không muốn con buồn chán", đó là cách nghĩ của nhiều cha mẹ khi cho con tham gia các lớp ngoại khóa, mua đồ chơi trí tuệ cho con. Họ muốn chắc rằng con không có một phút nào buồn chán. Những cha mẹ này đang sai lầm vì họ cho rằng nhiệm vụ quan trọng nhất của mình là để cho con luôn được giải trí. Tuy nhiên các chuyên gia tâm lý cho rằng trẻ con sẽ không thể học được cách ở một mình nếu cha mẹ không cho chúng cơ hội.
Nhiều cha mẹ tin rằng con cần được dạy cách sẻ chia, nhường nhịn. Đó là sai lầm. Trẻ em bị bắt ép phải nhường nhịn thứ gì đó sẽ không thực sự muốn sẻ chia. Ngược lại, chúng trở nên keo kiệt, tằn tiện hơn. Các nhà tâm lý học khuyên bạn nên đặt mình vào vị trí này. Bạn có muốn chia sẻ đồ đạc cá nhân của mình với một người bạn hầu như không biết không? Bạn sẽ sẽ cởi chiếc áo bạn yêu thích cho người hàng xóm chỉ vì anh ta thích nó? Nếu câu trả lời của bạn là "Không" thì bạn đã biết mình nên dạy con như thế nào.